Các loại trà cơ bản

Các loại trà cơ bản

Trà là thức uống truyền thống đã tồn tại và được ưa chuộng trên khắp thế giới suốt hàng ngàn năm. Không chỉ đơn thuần là sự tinh tế trong từng hương vị, trà còn là thần dược bí ẩn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy uống trà có tác dụng gì? Uống trà hàng ngày có tốt không? Hãy cùng TITA Art điểm qua 8 lợi ích của việc uống trà qua bài viết này.

 

1. 8 Lợi ích của việc uống trà

1.1 Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

Uống trà có tác dụng gì? Bác sĩ Anna Jacob, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Singapore đã khuyến khích sử dụng trà như một thức uống có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Một số nghiên cứu đã chứng minh trà có khả năng điều hòa huyết áp và kiểm soát cholesterol. Trong trà chứa Flavonoids giúp giảm cục máu đông, cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Uống trà giúp cải thiện sức khỏe tim mạch (Ảnh: Sưu tầm)

 

1.2 Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Trong trà có chất chống oxi hóa EGCG hữu ích. Thành phần này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và các thay đổi xấu. EGCG loại bỏ gốc tự do khỏi máu, giảm nguy cơ ung thư, loãng xương, tim mạch, tiểu đường và thoái hóa thần kinh.

 

1.3 Giảm cân, giữ dáng

Uống trà có giảm cân không? Những thử nghiệm trên con người cho thấy trà làm tăng tốc trao đổi chất, đốt cháy chất béo hiệu quả. Oxy hóa chất béo tăng 17%, trà hứa hẹn là giải pháp giảm cân tuyệt vời.

Trà giúp giảm tích tụ chất béo, đặc biệt ở vùng bụng. Kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học, bạn sẽ có vòng eo thon thả nhanh chóng.

1.4 Chắc khỏe xương khớp

Trà có tác dụng chống viêm giúp giảm viêm khớp như viêm khớp dạng thấp và xương khớp. Catechin làm chậm lão hóa xương, rạn nứt, ngăn quá trình loãng xương. Trà thúc đẩy quá trình tái tạo xương, đặc biệt ở người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu về công dụng của trà cho thấy, phụ nữ uống ít nhất ba tách trà mỗi ngày giúp giảm 60% nguy cơ viêm khớp dạng thấp so với người không uống.

1.5 Giảm hàm lượng đường trong máu

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Bình (Bệnh viện Nội tiết TW), trà có nhiều polyphenol chống oxy hóa. Polyphenol giúp mở rộng động mạch, giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp, giảm stress và ngăn ngừa đông máu. Điều này ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Trà còn chứa thành phần kích thích sản sinh insulin, tăng sự nhạy cảm insulin. Do đó uống trà giúp cải thiện quá trình trao đổi glucose và hạn chế đường dư thừa trong máu.

1.6. Cải thiện tình trạng lão hoá làn da

Trà giúp làm chậm và ngăn ngừa tình trạng lão hóa trên da. Điều này là nhờ vào sự hiện diện của polyphenols trong, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại. 

Polyphenols giúp làm chậm quá trình lão hóa da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và duy trì làn da tươi trẻ hơn. Việc thường xuyên thưởng thức trà có thể mang lại lợi ích làn da rõ rệt, giúp bạn tự tin hơn về vẻ ngoài của mình.

1.7. Nâng cao sức khỏe não bộ

Trà chứa caffeine, một chất kích thích mạnh mẽ. Khi uống trà, caffeine cho phép các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này dẫn đến cải thiện trí nhớ, tâm trạng và tinh thần của người uống trà. 

Caffeine trong trà có thể giúp tăng sự tập trung và tăng cường khả năng xử lý thông tin. Tuy nhiên, cần uống trà một cách vừa phải để tránh tác dụng phụ như mất ngủ và lo lắng. Ngoài ra, người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế lượng trà tiêu thụ để tránh các vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra.

 

1.8. Giảm hôi miệng, răng chắc khỏe

Nhiều loại kem đánh răng chứa chiết xuất trà. Vì các thành phần trong trà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây vấn đề răng miệng, hạn chế hôi miệng. Tác dụng của uống trà sau bữa ăn giúp giảm sự hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa mảng bám trên răng. 

2. Uống trà hàng ngày có tốt không?

Bạn có thể uống trà mỗi ngày nhưng chỉ nên uống 2-3 tách trà/ngày (không nên uống quá 4 tách trà mỗi ngày). Vì chúng sẽ cung cấp khoảng 200mg EGCG, được xem là lượng đủ để hưởng lợi từ các tác dụng của trà. Tuy nhiên, việc uống trà nên được điều chỉnh phù hợp với cơ địa và nhu cầu sức khỏe cá nhân của từng người.

Nên uống trà vào thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất để uống trà là sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa trưa 1 giờ. Do trong trà có chứa caffein nên khi bụng đói có thể dẫn đến buồn nôn. Ở một số người, quá nhiều caffein gây ra chứng ợ nóng, khó chịu, tay run và nhịp tim nhanh. (Theo tiến sĩ Naymbiar Tejashwi, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ)

Trên là top 8 tác dụng của uống trà hàng ngày. Tóm lại, uống trà mang đến nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe. Thức uống này cung cấp các chất chống oxy hóa mạnh mẽ đến khả năng giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch. Trà cũng giúp làm đẹp da và hỗ trợ chống viêm, ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.  

 
Nguồn bài viết: tita.art
 

Đang xem: Các loại trà cơ bản

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng